Skip to content

Đồng hồ Chronograph và Chronometer khác nhau như thế nào?

Khi bước vào thế giới đồng hồ, chắc hẳn bạn sẽ nghe đến 2 từ: Chronograph và Chronometer. Chúng có vẻ giống nhau ở cụm từ “Chrono” nên có rất nhiều người hiểu nhầm hoặc sử dụng lẫn lộn. Vậy liệu có sự liên quan nào giữa các loại đồng hồ Chronograph và Chronometer hay không?

⋄ Đầu tiên chúng ta phải hiểu rõ: về Bản chất của khái niệm Chronograph và Chronometer

♕ Khái niệm

✪ Chronograph bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp mang nghĩa “máy ghi thời gian”.

◈– Chronograph chính xác là chức năng bấm giờ của đồng hồ.

◈– Đồng hồ Chronograph là đồng hồ có chức năng bấm giờ, dùng đo lường chính xác một khoảng thời gian cho một hoạt động nào đó

◈– VD: Đo thời gian của một vòng đua, hay nín thở được bao lâu.

◈– Chronograp thường được sử dụng trong thể thao, các cuộc thi hoặc các sự kiện cần đo đạc chính xác về thời gian.

✪ Chronometer là một chứng nhận cao quý về độ chính xác của đồng hồ được kiểm duyệt và cấp bởi COSC

◈– COSC (là viết tắt của từ: Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres) – một tổ chức uy tín hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm chứng nhận độ chính xác của đồng hồ ở Thụy Sĩ.

➲ Vậy từ khái niệm về bản chất, Chronograph và Chronometer hoàn toàn khác biệt.

♕ Đồng hồ có chức năng bấm giờ: Chronograph

◉ Đôi khi chúng ta mua những chiếc đồng hồ Chronograph chỉ vì bị thu hút bởi vẻ đẹp chất lừ và mạnh mẽ của nó mà không hề hề biết chiếc đồng hồ mình đang đeo nó đa năng và thú vị thế nào.

◉ Vì không phải ai cũng biết Chronogaph là gì, nó hoạt động ra sao, thậm chí có nhiều người đeo trên tay một chiếc đồng hồ có chức năng Chronogaph mà chưa bao giờ sử dụng đến.

◉ Còn bạn, liệu bạn đã thực sự hiểu Chronograhp là gì và chức năng Chronograhp là gì chưa?

❖ Đặc điểm nhận dạng của 1 chiếc đồng hồ Chronograph là gì?

◉ Một chiếc đồng hồ Chronograph thường sẽ có 3 nút bấm, chúng thường được đặt bên phải của thân đồng hồ.

◈– Lý do vì sao các nút bấm thường được thiết kế bên phỉa của thân đồng hồ thay vì bên trái là bởi thói quen đeo đồng hồ bên tay trái nên cách bố trí nút bấm như vậy giúp các thao tác điều chỉnh chức năng Chronograph nhanh hơn.

● Nút xoay thường nằm ở vị trí 3 giờ là nút dùng để chỉnh giờ, phút, giây, ngày, tháng, năm tiêu chuẩn hoặc lên dây cos

● Nút bấm ở vị trí 2 giờ là nút bấm dùng để bắt đầu đo hay dừng phép đo

● Nút bấm ở vị trí 4 giờ dùng để thiết lập lại phép đo mới (reset)

b649ec9a21a0c0fe99b1

◉ Đặc điểm nhận dạng tiếp theo là Thiết kế mặt số Đồng hồ Chronograph

◈– Thiết kế mặt số của một chiếc đồng hồ Chronograph phụ thuộc vào số thang đo Chronograph có thể 2-3 hoặc thậm chí 4 thang đo và vị trí của chúng cũng khác nhau.

◈– Tuy nhiên thông thường đối với một chiếc đồng hồ 3 thang đo Chronograph sẽ được bố trí như sau:

● 1 mặt phụ biểu thị 24 giờ nằm ở vị trí 6 giờ: giúp người xem biết được chính xác thời gian đang biểu thị là ngày hay đêm.

● 1 mặt phụ biểu thị 60 giây ở vị trí 3 giờ: chỉ thời gian trôi qua theo từng giây ở hiện tại mà không phải kim giây trung tâm.

● 1 đồng hồ phụ biểu thị thang đo 60 phút nằm ở vị trí 9 giờ: Kim giây dài của đồng hồ là kim để bấm giờ thể thao, mỗi giây nhảy 1 nấc trên mặt số.

● 1 số đồng hồ có mức độ chính xác đến 1/5 giây, tức mỗi lần kim giây trung tâm chuyển dịch 1/5 giây chứ không phải 1/1 giây như thông thường.

❖ Có bao nhiêu loại đồng hồ Chronograph

Câu trả lời là Có 3 loại đồng hồ Chronograph phổ biến đó là

① Double Chronograph:

◈– Double Chronograph được phát minh vào thế kỷ 19 bởi Adolphe Nicole và đã được thu nhỏ để lắp đặt vừa bên trong của một chiếc đồng hồ đeo tay và mẫu đồng hồ đầu tiên có chức năng Double Chronograp ra đời vào năm 1930.

◈– Có thể nói Double Chronograph là một loại Chronograph rất phức tạp, trong đó có các loại Chronograph phức tạp như Attrapante hoặc Split Seconds Timing.

◈– Đây là loại Chronograph kép gồm hai kim giây đặt chồng lên nhau và để đo hai sự kiện độc lập cùng một lúc. Những chiếc đồng hồ này thường có thêm một nút bấm khác được đặt ở vị trí 8 giờ hoặc ở vị trí 10 giờ để khởi động lại hai kim về vị trí 0

② Fly-Back Chronograph:

◈– Fly-Back là một chức năng Chronograph phức tạp được bắt nguồn từ yêu cầu sử dụng của một số đối tượng đặc biệt như phi công hoặc các tay đua xe công thức 1.

◈– Đồng hồ Fly-Back Chronograph có 2 nút bấm giờ thể thao ở vị trí 2 và 4 giờ nhưng điểm khác biệt của Fly-Back là chức năng Chronograph được thực hiện toàn bộ ở vị trí 4 giờ

③ Chronograph Monopusher:

◈– Chronograph Monopusher tương tự như Fly-Back Chronograph nhưng có sự khác biệt đó là Chronograph Monopusher dựa trên các nút bấm ở vị trí 8 giờ hoặc 10 giờ để thực hiện các thao tác chức năng bấm giờ.

♕ Đồng hồ được chứng nhận độ chính xác: Chronometer

Như đã nói ở trên: Chronometer là một chứng nhận cao quý về độ chính xác của đồng hồ được kiểm duyệt và cấp bởi tổ chức COSC ở Thụy Sỹ.

❖ Quy trình thử nghiệm cho một chiếc đồng hồ Automatic Chronometer

◉– Để đạt được chứng nhận COSC, một chiếc đồng hồ phải trải qua hàng loạt cuộc thử nghiệm khắc nghiệt được tiến hành trong 15 ngày đêm liên tục ở 5 vị trí và 3 mức nhiệt độ khác nhau.

◉– Đồng hồ đạt tiêu chuẩn ISO 1359, chỉ được phép sai số trong khoảng -4 đến +6 giây/ngày sẽ được cấp giấy chứng nhận (gọi là Chronometer Certificate) và một mã số xác minh duy nhất.

◉– Khi xuất xưởng, những chiếc đồng hồ này được in dòng chữ “Chronometer” trên mặt số, nắp lưng hoặc trong máy đồng hồ.

d48a8687c9b234ec6da3

❖ Không có tiêu chuẩn cụ thể nào cho đồng hồ Quartz

Tuy không có tiêu chuẩn cụ thể nhưng COSC cũng tiến hành một quy trình thử nghiệm tương tự như đồng hồ cơ.

◉– Mỗi chiếc đồng hồ Quartz sẽ được thử nghiệm trong 11 ngày liên tục ở 1 vị trí và 3 mức nhiệt khác nhau.

◉– Ngoài ra, trong suốt 1 ngày, nó phải quay cả 3 chiều trong không gian để giả định như sử dụng ở thực tế bên ngoài.

◉– Cuối cùng, nó phải chịu 200 cú sốc tương đương với 100G (mạnh hơn 100 lần so với lực hấp dẫn)

❖ Chronometer- Sự cao quý từ chất lượng

◉– Một chiếc đồng hồ Automatic Chronometer có độ chính xác gấp 10 lần so với đồng hồ quartz thông thường.

◉– Hiện nay, chỉ có 3% đồng hồ Thụy Sĩ sản xuất ra có chứng nhận Chronometer, đủ để biết điều kiện đạt chuẩn Chronometer khó đến mức nào.

◉– Một chiếc đồng hồ Chronometer hoàn toàn có thể có chức năng Chronograph và ngược lại.

◉– Nhưng một chiếc Chronometer không đồng nghĩa với việc nó được tích hợp chức năng Chronograph.

◉– Hay chẳng đồng hồ Chronograph nào nhất thiết phải có chứng nhận Chronometer.

➲ Như vậy, chúng ta đã phân biệt và hiểu rõ hơn về Chronograph và Chronometer. Bạn đã tự tin hơn khi nhắc đến chúng trong các cuộc thảo luận liên quan đến đồng hồ rồi chứ?

Viết bình luận