Skip to content

ĐỒNG HỒ KÍNH CONG LIỆU CÓ DỄ VỠ?

Đồng hồ kính cong (kính mo) đang hồi sinh. Ngoài vẻ đẹp cổ điển, chúng còn có thể chịu lực cực tốt, khó bị rạn nứt hơn nhiều so với các loại kính phẳng khi vô tình va đập. Không dừng lại đó, kính cong còn một số “tài lẻ” bất ngờ ít người biết sẽ được bật mí sau đây.

ĐỒNG HỒ KÍNH CONG LIỆU CÓ DỄ VỠ?

Câu trả lời là KHÔNG, nếu so với các loại kính phẳng. Chịu va đập chính là một trong những công dụng quan trọng nhất của kính cong, bên cạnh vẻ đẹp cực kỳ ấn tượng mà chúng ta vẫn thường biết.

Nếu ở cùng một độ dày, chất liệu kính, lực va đập, chắc chắn, một mặt kính phẳng luôn có khả năng chịu va đập kém hơn, dễ vỡ hơn mặt kính cong.

Cong lồi/vòm là hình dạng chịu lực tốt nhất, không có bất cứ chỗ nào đặc biệt yếu cả. Sự cong lồi khiến cho lực tác động lên bất cứ điểm nào sẽ bị phân tán đồng đều ra khắp nơi và tán ra bớt ra ngoài môi trường xung quanh, tránh được đáng kể sự tập trung “ứng lực”.

Ngược lại, mặt kính phẳng sẽ dễ dàng bị hủy hoại khi gặp lực tác động vuông góc vào bất cứ điểm nào. Mặt phẳng ít chia lực cho các các nơi khác, hơn nữa, do phần tiếp xúc môi trường ít hơn, chúng cũng có khả năng tán lực thấp hơn, bị hủy hoại bởi sự tập trung “ứng lực”.

Đó là lý do mà những thiết kế tàu ngầm, nhà chống động đất, các cây cầu, … đều có những mặt cong vòm. Hay ví dụ kinh điển trong ngành đồng hồ là thiết kế huyền thoại Omega Speedmaster, Seiko Tuna, … đều sử dụng kính cong để có khả năng chịu đựng được các khắt nghiệt trong vũ trụ, đáy đại dương.

Phân biệt các hình dạng kính đồng hồ

Viết bình luận