Skip to content

CÁCH ĐÁNH BÓNG MẶT ĐỒNG HỒ BỊ XƯỚC CHUẨN THỢ

Sau một thời gian sử dụng mặt đồng hồ của bạn sẽ có thể gặp những vết trầy, xước lớn nhỏ tùy theo các chất liệu khác nhau. Cùng tìm hiểu cách đánh bóng đồng hồ bị xước chuẩn thợ qua bài viết dưới đây nhé.

Đánh bóng mặt đồng hồ bị xước tùy theo các loại chất liệu

Làm sao để nhận biết chất liệu của mặt kính đồng hồ mình đang sử dụng là gì để có biện pháp đánh bóng đúng cách? Hãy cùng tìm hiểu cách nhận biết và đánh bóng mặt đồng hồ bị xước tùy theo các loại chất liệu dưới đây:

Kính Mica (Acrylic Crystal) là 1 loại nhựa tổng hợp trong suốt. Với đặc tính dẻo, chất liệu kính này thường được sử dụng để tạo kính lồi, tạo độ sâu cho mặt số bên trong. Với độ cứng chỉ khoảng 300VK thì chất liệu này thường được sử dụng chế tạo những mẫu đồng hồ giá rẻ.

Đây là loại kính dễ trầy xước nhất. Và sau khi đánh bóng mặt đồng hồ bị xước nhiều lần, chất liệu kính Mica cũng dễ dàng bị vỡ do độ cứng không cao.

Kính khoáng (Mineral Crystal) hay thường được gọi với cái tên kính cường lực, cấu tạo từ các khoáng chất vô cơ. Với đặc tính bền, khả năng chống vỡ, chống va đập tốt, dễ đánh bóng và vô cùng dễ tìm mua với giá thành rẻ. Thì đây là 1 chất liệu được sử dụng nhiều nhất để chế tạo kính đồng hồ.

Đây cũng là 1 chất liệu sở hữu khả năng dễ dàng loại bỏ vết xước, với chi phí thấp và đem lại vẻ bóng đẹp như mới. Đó là nhờ khả năng chống va đập và độ cứng ở mức vừa phải của chất liệu này.

Kính Sapphire (Sapphire Crystal) 1 chất liệu kính không thể thiếu trong những mẫu đồng hồ cao cấp bậc nhất. Các khối Sapphire được hình thành qua quá trình Verneuil bột nhôm oxit (Al2O3). Kính Sapphire sở hữu độ trong, độ sáng bóng cao, khả năng chống trầy xước, chống ăn mòn và chống lóa tốt.

Đặc biệt với độ cứng đạt 9 điểm trên thang Mohs, chỉ đứng sau moissanite và kim cương thì đây là 1 chất liệu vô cùng đáng giá. Mặc dù vậy kính đồng hồ Sapphire vẫn có thể bị trầy xước bình thường khi chà xát vào chất liệu cứng ngang nó hoặc hơn nó (kim cương, moissanite, thạch anh).

Với độ cứng cao nên đánh bóng mặt đồng hồ bị xước không được người đeo lựa chọn. Vì chi phí đánh bóng ngang ngửa chi phí thay mặt kính Sapphire mới.

Kính Hardlex (Hardlex Crystal) với những người sành đeo đồng hồ chắc có lẽ đã từng nghe qua chất liệu kính này. Hardlex là chất liệu kính độc quyền của thương hiệu Seiko, được chế tạo từ chất liệu chính là thủy tinh Borosilicate. Kết hợp cùng các chất liệu khác được bổ sung để tăng thêm độ cứng.

Tương tự kính cường lực, Hardlex Crystal sở hữu khả năng chống va đập tốt nhưng dễ nứt bể khi đánh bóng. Bởi tính độc quyền của chất liệu này mà khi muốn thay mặt kính sẽ rất khó mua mặc dù giá thành thấp.

Cách đánh bóng mặt đồng hồ bị xước tại nhà

Cách đánh bóng mặt đồng hồ bị xước này được nhiều người đeo trang sức biết đến. Đó chính là sử dụng kem đánh răng để đánh bóng.

Mặc dù vậy không nhiều người biết rằng thực chất cách này chỉ có thể áp dụng hiệu quả đối với chất liệu nhựa Mica và kính khoáng. Còn đối với kính Sapphire và Hardlex thì phương pháp này không có tác dụng.

Các dụng cụ đánh bóng mặt đồng hồ bị xước bao gồm: kem đánh răng (kem đánh răng truyền thống, thành phần đơn giản), vải mịn chuyên dụng hoặc bông y tế.

Các bước đánh bóng mặt đồng hồ bị xước:

Bước 1: Thoa kem đánh răng lên đều mặt đồng hồ, để khô tầm 2 phút.

Bước 2: Xoa vải mịn quanh mặt kính đồng hồ trong khoảng 3-4 phút.

Bước 3: Dùng vải mịn, ẩm lau sạch lại mặt kính.

Nếu sau khi áp dụng phương pháp đánh bóng mặt đồng hồ bị xước này mà mặt kính đồng hồ của bạn vẫn không hết các vết xước. Thì hãy mang đến các cơ sở bảo dưỡng uy tín để có phương pháp đánh bóng phù hợp và đúng cách nhất đối với mặt đồng hồ của bạn.

 

 

Viết bình luận